Kỹ năng tranh luận: Hãy là người cuối cùng lên tiếng

Kỹ năng tranh luận: Hãy là người cuối cùng lên tiếng
05/10/2016 Công việc

Bạn hãy là người cuối cùng lên tiếng trong một cuộc tranh luận hay bàn bạc nào đó, khi hầu hết mọi người đều có xu hướng giành nhau nói, tranh cãi thay vì việc tranh luận. Vì sao vậy? Tại sao tôi không khuyên bạn xông lên như một chú ngựa đua dũng mãnh khi trường đua vừa phát tín hiệu bắt đầu? Tại sao tôi không nói với bạn là hãy bảo vệ đến cùng ý kiến của mình theo một cách quyết liệt nhất có thể? Chẳng phải những người thành công vẫn là những người luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận đó sao?
Đúng vậy, người thành công là người thuyết phục được mọi người.
Điều khiển những lời của họ được lắng nghe và được tán đồng có phải là vì họ muốn giành lấy để nói trong các cuộc tranh luận? Hãy thử nhớ lại một cuộc tranh luận, bàn bạc nào đó mà bạn đã từng trải qua: Bạn rất khó chịu nếu có một kẻ nào đó cứ giành lấy để nói và lấn át người khác bằng giọng oang oang, bằng ngữ điệu áp đặt, hay thậm chí không để cho người khác cơ hội. Những người đó có khiến người khác "tâm phục khẩu phục" hay không? Hẳn nhiên là không. người ta sẽ không bao giờ đồng tình với một ý kiến khác khi mà bản thân ý kiến của họ chưa được lắng nghe thấu đáo, chưa được xét đến hoặc bị bỏ qua một cách vô lý.


Vì thế, tôi muốn nói với bạn rằng: người chiến thắng là người thu phục được nhân tâm của người khác bằng sự lắng nghe, sự cẩn trọng, điềm đạm và bằng việc tôn trọng ý kiến của người khác và bằng những lý lẽ xác đáng của mình. Điều này liên quan gì đến việc bạn lên tiếng cuối cùng? Khi lên tiếng cuối cùng, nghĩa là trước đó bạn đã điềm tĩnh lắng nghe ý kiến của người khác, tôi muốn nói là lắng nghe thật sự. Điều đó quả thực rất có ích cho bạn vì nó bổ sung, cọ xát và giúp ý tưởng trong đầu của bạn trở nên rõ ràng hơn, loại bỏ được cái chưa hợp lý, củng cố thêm những yếu tô hợp lý. Về mặt tâm lý, sự lắng nghe này sẽ khiến người khác thỏa mãn, và họ sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn. Ngoài ra, đây cũng là bước chuẩn bị về lý lẽ, để khi tiếng nói cuối cùng của bạn được cất lên, tất cả những gì người khác đã đề cập sẽ được bạn đưa ra phân tích thấu đáo, thuyết phục. Khi là người cuối cùng lên tiếng, ý kiến của bạn sẽ là sự đúc rút tinh hoa của người khác, bạn tránh được những sai lầm của họ và tránh lặp lại những điều họ đã nói, qua đó nhấn mạnh được điểm khác biệt của mình.
trong bất cứ cuộc tranh luận nào, một người điềm đạm, biết lắng nghe, biết nói đúng lúc và luôn tổng kết được những điều người khác nói, chính là người mà tiếng nói có trọng lượng nhất. Quy tắc này không nhằm mục đích thực dụng để bạn chiến thắng trong một cuộc tranh luận nào đó, hoặc để bạn được trọng vọng, để được nể trọng (dù nếu bạn được như thế thì càng tốt), điều quan trọng là học cách trở thành người nói cuối cùng, cũng có nghĩa là học cách kiên nhẫn, kiềm chế và làm chủ được bản thân, hơn thế, là cách bạn phát triển mình bằng việc lắng nghe và học hỏi người khác.

Đó là cách để suy nghĩ cũng như nói tiếng nói của bạn luôn đúng đắn và giàu sức thuyết phục.

Bên cạnh đó, bạn nê đọc thêm về rèn luyện kỹ năng giao tiếp để truyền tải thông điệp hiệu quả trong tranh luận.

TĐCS

 

Bài viết cùng chuyên mục

Tuổi 30, liệu có muộn để bắt đầu lại?

Chúng ta có một công việc ổn định, ổn định đến mức ta không còn bận tâm về nó. Mỗi sáng thức dậy, Chúng ta ngồi im tự hỏi vì sao không có niềm vui hay trông đợi gì cho ngày hôm nay? ...

25/11/2018

Khởi nghiệp - một góc nhìn.

Trong khi trào lưu khởi nghiệp rần rần, trong khi vô vàn những Doanh Nhân thành đạt thuyết giảng về kinh nghiệm để thành công, mình muốn chia sẻ những kinh nghiệm thất bại... ...

24/03/2017

Hãy tự hào vì những gì chúng ta chung sức làm nên

Bây giờ, nhiều công ty tuyển dụng yêu cầu ứng viên không chỉ có khả năng làm việc độc lập mà còn phải có khả năng làm việc trong một nhóm. Sức mạnh tập thể được đề cao bởi vì sự cạnh tranh giữa các cá nhân đôi khi dẫn đến những tổn hại đáng tiếc cho công ty. ...

08/03/2017

Đừng buôn chuyện

Chắc là bạn từng nhìn thấy các cô bạn đồng nghiệp ngồi túm tụm để bàn luận sôi nổi về việc gì đó - nếu chuyện đó không liên quan gì tới công việc, mà liên quan tới đời sống cá nhân của một ai đó - tức là bạn nhìn thấy hình ảnh của những người thích buôn chuyện. ...

22/02/2017

Đừng cảm thấy tồi tệ thay tôi khi tôi làm gì đó chỉ một mình!

Bởi chúng ta phải học cách để chấp nhận rằng: không phải lúc nào cuộc đời mình cũng sôi nổi và đông vui. Đôi khi, làm gì đó một mình cũng tốt… ...

03/11/2016

Hãy mang dáng vẻ của một người thành đạt

Thủ thuật này sẽ giúp bạn lĩnh hội được những nét đặc trưng của một người thực sự có ảnh hưởng. ...

18/10/2016

Giờ cao su

Đồng hồ dây chun - hẳn không phải là phát minh mới của nền khoa học, bởi lẽ phát kiến này đã lạc hậu từ thế kỷ 15 -16 rồi. ...

18/10/2016

Cách theo đuổi ước mơ!

Làm thế nào để xác định rõ ràng con đường mình sẽ đi, và đây chính là thời gian để xác định, theo đuổi ước mơ của bạn! ...

17/10/2016

Những lần bỏ việc...

Có một lần mình bỏ việc, sau đó mình hối hận cho tới tận ngày hôm nay.

13/10/2016

Hãy tự hào vì những gì chúng ta "cùng chung sức" làm nên

Thời gian gần đây, rất nhiều công ty tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc trong một nhóm. ...

06/10/2016

Kỹ năng hòa giải

Rõ ràng bạn không thích can dự vào việc của người khác. Ở đây tôi không có ý đẩy bạn vào "chiến trường" để mang "thương tật", hệ lụy đến bản thân. ...

06/10/2016

Tạo dựng sự ủng hộ của người khác

Khi bạn đã có được sự tin tưởng, yếu mến, quý trọng và biết làm thế nào để tạo dựng được các mối quan hệ với những người thân yêu, với bạn bè, đồng nghiệp và cả những mối quan hệ xã hội khác. ...

06/10/2016