Hãy trở thành người biết lắng nghe
Thứ con người quan tâm nhất là những gì thuộc về mình. Nó cũng giống như chuyện khi ở góc dưới tờ báo có đăng tên mình và cho dù chỉ bằng dòng chữ bé tí và không có sức hấp dẫn với người khác, chúng ta vẫn phóng mắt tìm. Tương tự như vậy, đối với bản thân những chuyện thuộc về mình hay gia đình mình sẽ là những chủ đề rất hấp dẫn nhưng cũng phải xác định rằng với người khác rất có thể họ sẽ không có mối quan tâm giống như mình nghĩ. Cho dù là những câu chuyện về sự thành công của bản thân có được nhờ vào biết bao cố gắng, sáng tạo hay câu chuyện về sự vất vả, khó nhọc ít người biết thì phần lớn mọi người cũng sẽ chỉ nghe một cách lơ đãng hoặc là đáp lại một cách xã giao. Liên quan tới gia đình cũng tương tự. Cho dù là nói thoáng qua về chuyện gia đình thì dẫu có kể lể về chuyện con mình đáng yêu như thế nào, thông minh như thế nào, tư chất tốt cũng không kiếm được sự đồng cảm của người nghe. Nếu không có tài ăn nói thì việc kể ra những chuyện như chồng mình hấp dẫn như thế nào, tuyệt vời như thế nào, giỏi giang thế nào…đôi lúc sẽ là chuốc lấy sự phản cảm.
Bạn cũng không cần thiết phải cảm thấy mình kém cỏi hơn người khác khi có những ý nghĩ như:
- Làm gì có chủ đề nào khác ngoài bản thân mình hoặc gia đình mình?
- Làm gì có tri thức, văn hóa, chủ đền hấp dẫn người khác như thế?
- Hay, biết nói chuyện gì bây giờ?
- ….
Bạn đã không nhận ra một điều quan trọng hơn, đó là trở thành một người biết lắng nghe những câu chuyện của những người muốn nói về bản thân và gia đình họ.
Nền tảng cơ bản nhất của giao tiếp là lắng nghe. Trong quá trình trò chuyện, không nhất thiết phải nói những lời thể hiện sự quan tâm, không nhất thiết phải cười hưởng ứng hay thể hiện sự hài hước, nhạy cảm. Điều duy nhất cần làm là lắng nghe câu chuyện của người đối diện bằng thái độ tích cực.
Lắng nghe, không phải là việc nghe lướt qua rồi hỏi lại mà là việc lắng nghe lời nói của người đối diện bằng cả đôi tai và trái tim, cũng như đặt người nói ở vị trí trung tâm. Lắng nghe vô tư sự trình bày của người nói thay vì phê phán và đánh giá. Người ta nói rằng đây là phương pháp tư vấn tâm lý quan trọng và nhờ việc lắng nghe như thế mà người nói vốn đang phải đối mặt với vấn đề sẽ cảm thấy được người nghe đón nhận cho nên sẽ thổ lộ ra ngoài những nỗi khổ, giải tỏa được tâm trạng.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhờ vào việc lắng nghe mà chúng ta tạo ra được sự tin cậy, cảm giác yên tâm cũng như mối quan hệ tốt đẹp.
Nhưng, việc lắng nghe thực sự là việc rất khó khăn, không đơn giản như mình nghĩ. Chẳng hạn như người ta có xu hướng nói ra những lời đánh giá, phê phán, thay vì lắng nghe câu chuyện của người đối diện, tán thưởng gượng ép hoặc là chỉ động viên kiểu nhất thời. Do không phải là chuyên gia cho nên dù không thể làm hoàn hảo thì thay vì nói việc chỉ cần chú ý lắng nghe chắc chắn cũng làm mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
Ngoài ra , điều quan trọng là lắng nghe lời khuyên của người đối diện. Cũng giống như khi lắng nghe người khác nói, hãy lắng nghe những gì người đối diện khuyên bằng cả sự chân thành. Việc này đúng với cả trong việc nuôi con của những người bố mẹ. Việc quan trọng đầu tiên là xây dựng mối quan hệ tin cậy, và đón nhận tích cực sự tồn tại của con. Trước hết hãy lắng nghe bằng cả trái tim những gì con nói.
TĐCS
thông điệp cuộc sốnghọc cách lắng nhengười biết lắng nghelắng nghe con cái