Ngôn ngữ cơ thể
Mọi người đừng cho rằng ngôn ngữ cơ thể đều ở trạng thái động, bởi ngoài những trạng thái động, ngôn ngữ còn bao gồm các tư thế tĩnh của con người. Ví dụ như tư thế đứng, tư thế ngồi, tư thế ngủ...trong đó tư thế đứng và ngồi có mối quan hệ mật thiết với giao tiếp xã hội.
Đứng, ngồi không yên - tất cả có nguyên nhân.
Tư thế ngồi và đứng khác nhau ẽ truyền đạt những thông tin khác nhau. Khi cảm thấy an toàn hoặc trong lòng đã có sự chuẩn bị kĩ càng thì cơ thể chúng ta sẽ được thả lỏng, cảm giác thoải mái, yên bình. Do đó, việc đứng ngồi không yên cũng đồng thời phản ánh sự bất ổn định trong tâm trạng của chúng ta.
Khi nói chuyện với người khác, bạn nên quan sát một chút, hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể của đối phương để quyết định xem có nên tiếp tục trò chuyện nữa hay không.
- Ngôn ngữ của tư thế đứng
Một người thiếu tự tin, bi quan, cam chịu thì lúc đứng luôn khom lưng. Một người tràn đầy tự tin, lạc quan yêu đời, tích cực tiến về phía trước, khi đứng lưng của họ luôn thẳng như cây bút viets, có lúc hai tay còn chống nạnh.
Hai người có quan hệ tốt, có cùng chung tiếng nói khi đứng sẽ kề vai sát cánh bên nhau. Quan hệ càng thân thiết thì khoảng cách khi đứng cạnh nhau càng gần. Ngược lại, nếu như hai người xa lạ hoặc có quan điểm khác biệt thì sẽ luôn giữ khoảng cách khi đứng cùng nhau.
- Ngôn ngữ của tư thế ngồi
Khi quan sát thấy hai người ngồi cạnh nhau với tư thế thoải mái, có thể thấy quan hệ của họ thực sự thân thiết. Tư thế ngồi khác nhau nói lên được nhiều điều về đối tượng mình đang hướng tới. Chẳng hạn, đối phương ngồi thẳng trong lúc bạn nói, chứng tỏ họ rất thích thú với nội dung câu chuyện của bạn; đồng thời điều đó cũng thể hiện rằng họ rất trân trọng bạn. Ngược lại, nếu tư thế ngồi khom lưng, chứng tỏ họ không thích thú hoặc cảm thấy phiền khi bạn nói.
Con người phải chú ý tới trang phục
Trang phục là yếu tố quan trọng tạo nên ngôn ngữ cơ thể, nó không chỉ thể hiện thông tin về cá nhân đó như tố chất văn hóa, trình độ tri thức, phẩm chất đạo đức, thân phận địa vị... mà còn phản ánh nhiều đặc trưng khác như phong tục và đặc trưng văn hóa dân tộc.
Doanh nhân người Nhật - Motoshita trong một lần đi cắt tóc đã bị người cắt tóc thẳng thắn phê bình rằng, ông thiếu quan tâm tới diện mạo của mình. Người thợ cắt tóc nói: "Ông là người đại diện của một công ty mà không biết chú trọng tới trang phục, người khác sẽ nghĩ như thế nào? Chắc chắn sẽ cho rằng, đến cả ông chủ cũng tùy tiện như thế này thì chất lượng sản phẩm của công ty liệu có được tốt không?"
Lời của thợ cắt tóc này thật có lí, một người y phục không chỉnh tề, thần thái không ổn định thì ngay trong phút tiếp xúc đầu tiên đã tự đào hố ươm mầm thất bại cho mình, khó có thể chiếm được tình cảm và sự tín nhiệm của người khác.
Dáng điệu, cử chỉ phải nho nhã, lịch thiệp
Dáng điệu cùng với cử chỉ nho nhã, lịch thiệp sẽ thể hiện đạo đức và học vấn của bạn, nó là tố chất văn hóa và quy tắc ứng xử cơ bản của con người.
Quy tắc ứng xử là quy phạm hành vi đối nhân xử thế, nó được thể hiện bởi ngôn ngữ, hanh động cụ thể của con người, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình giao tiếp xã hội.
Quy tắc bắt tay:
Thông thường thì chủ nhà, người cao tuổi, người có địa vị cao hơn và phụ nữ sẽ chìa tay ra trước; khách, người nhỏ tuổi, người có địa vị thấp sẽ đưa tay ra sau để nhận hành động bắt tay. Người bắt tay lại thường sẽ cúi khom nửa người phía trên, đầu cúi xuống một chút, có thể dùng hai tay nắm chặt lấy một tay của đối phương nhằm thể hiện sự kính trọng. Đối với chị em phụ nữ, nên dùng hai tay bắt lại tay của đối phương, sau đó lắc qua lắc lại nhẹ nhàng thì đối phương sẽ tự nhiên có cảm giác bạn rất nhiệt tình.
Khi bắt tay, nếu như bạn đang đeo găng tay hoặc đội mũ thì trước khi bắt tay phải bỏ mũ và găng tay ra, mắt nhìn thẳng đối phương, gương mặt phải tập trung chú ý vào người mà bạn đang bắt tay. Nếu là nam giới bắt tay bạn, theo truyền thống, họ sẽ chỉ nắm tay nhẹ các ngon tay của bạn, theo truyền thống, nếu đối phương làm như vậy với bạn, chứng tỏ họ là người rất chú trọng tới lễ nghi, bạn đừng quên gửi cho họ nụ cười để tán thành.
Nguyên tắc chào hỏi:
Khi gặp người quen biết, nếu như khoảng cách khá xa bạn có thể giơ tay phải lên để vẫy chào, cũng có thể gật đầu chào. Nếu gặp người bạn không quá thân thiết thì có thể gật đầu hoặc cười để chào hỏi. Đối với chào tạm biệt bạn bè hoặc khách khứa, bạn có thể vẫy tay hoặc vẫy mũ. Biên độ vẫy tay càng lớn càng khiến cho đối phương cảm thấy sự nhiệt tình của bạn.
Cử chỉ lịch sự khi nói chuyện:
- Khi hai người khác đang nói chuyện với nhau, nếu không được mời thì tốt nhất bạn không nên xen vào, cũng không nên chêm vào ý kiến của mình.
- Nếu có việc gấp cần phải đi trước, nên thông báo với người đang nói chuyện với mình về điều đó.
- Khi người khác đang nói chuyện với mình, phải kiên nhẫn lắng nghe, không nên ngó nghiêng, hoặc làm một số động tác không liên quan.
- Khi nhận lời mời, nên giữ lời hứa, nếu có chuyện đột xuất, nên giải thích rõ ràng cho đối phương hiểu.
- Khi cùng trò chuyện với một nhóm người, không nên chỉ nói với một, hai người trong thời gian dài. Đôi khi cần chú ý xung quanh, cùng nói với mọi người ở đó, không nên bỏ qua những người khác và cũng không nên nói một mình không ngừng.
- Không nên thường xuyên đến muộn hoặc về sớm. Không đứng giờ là hành động khiến đối phương mất đi sự thiện cảm với bạn. Đôi khi, nó thể hiện sự không tôn trọng đối phương của bạn. Vì vậy, đuyệt đối đã hẹn phải đúng giờ.
- Sau khi bữa tiệc kết thúc, nên để cho khách quý về trước, sau đó mới lần lượt cáo từ, không nên tất cả về ngay một lúc.
- Khi tìm chỗ ngồi, cần nhìn kỹ hàng ghế của mình, không được ngồi lung tung. Nên nhường ghế cho người cao tuổi.
Tư thế ngủ cũng phải có văn hóa
Đôi khi, do đi công tác hay du lịch mà chúng ta có thể ở cùng phòng với đồng nghiệp hay người lạ, thậm chí là ngủ trên cùng một giường. Lúc này, tư thế ngủ của bạn sẽ để lại ấn tượng với người khác, nó thể hiện văn hóa của bản thân bạn. Vì thế hãy chú ý!
Dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng cũng đủ để bạn lưu lại hình tượng đẹp của mình trong mắt bạn bè. Đó có thể sẽ là động lực thúc đẩy mối quan hệ ngày càng tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn để lại ấn tượng không tốt chỉ vì tư thế ngủ bất lịch sự của mình thì tiếng xấu sẽ nhanh chóng lan truyền và ngay cả sau này bạn cũng khó có cơ hội xóa bỏ.
Mách nhỏ:
Dáng vẻ có thể nói lên rất nhiều điều về sự hiểu biết và nhân cách của bạn. Đồng thời, nó cũng phản ánh thói quen sinh hoạt và đặc trưng văn hóa của dân tộc bạn.
- Dáng điệu đoan trang có thể được thể hiện bằng cách ăn mặc, trang điểm.
- Trang phục cũng là một kênh thông tin, phản ánh được cá tính và tình trạng tâm lí của một người. Thông thường, trong những dịp trang trọng, nghiêm túc thì nên mặc quần áo tối màu, không nên trưng diện quá lòe loẹt; còn trong các tình huống thông thường, có thể mặc thoải mái một chút, không cần phải quá cầu kì.
- Bất luận trong tình huống nào, lựa chọn trang phục, phụ kiện nên phù hợp với địa vị, tuổi tác, khí chất, hoàn cảnh của mình. Cần chú ý gọn gàng, trang nhã, hợp người hợp cảnh, thể hiện được gu thẩm mĩ cũng như nền tảng giáo dục tốt đẹp của mình.
TĐCS
kỹ năng giao tiếpbody talkngôn ngữ cơ thể