Sức ảnh hưởng của việc biết cách dùng ngôn ngữ cơ thể

Sức ảnh hưởng của việc biết cách dùng ngôn ngữ cơ thể
20/10/2016 Kỹ Năng Mềm

Trong những hoàn cảnh khác nhau, bạn có thể vận dụng những ngôn ngữ cơ thể khác nhau để tạo nên sức hút trong các mối quan hệ giao tiếp xã hội.
Mặc dù con người dùng ngôn ngữ để truyền tải thông tin, nhưng ngôn ngữ không chỉ được hiểu là lời nói. Dù là người nói hay người nghe, sự truyền đạt hay tiếp nhận thông tin mội cách chính xác còn phải thông qua ngôn ngữ cơ thể như thái độ, động tác, tư thế... của cả hai bên.
Hãy dùng ánh mắt để "lắng nghe".
Trong thực tế, hành động nói và nghe của một người là quá trình thay thế cho việc sử dụng đôi mắt và đôi tai.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngôn ngữ học người Mỹ, ấn tượng của con người có 77% đến từ đôi mắt, 14% đến từ đôi tai và 9% đến từ những giác quan khác.
Ấn tượng đầu tiê của con người trong quá trình giao tiếp đôi khi có tác dụng vô cùng quan trọng. Vì thế, khi các bạn giái nói chuyện với đối phương, cần phải quan sát xem cử chỉ và hành động của mình có được đối phương chấp nhận hay không, không nên mở miệng là thao thao bất tuyệt, không sao dừng được mà không hề biết rằng đối phương có thể không thích nghe, nghe không hiểu gì hoặc hoàn toàn không muốn nghe.
Vấn đề ở đây có thể là do cử chỉ, thần thái. Ví dụ như nét mặt kiêu căng, ngạo mạn có thể làm tổn hại đến lòng tự trọng của người nghe. Thái độ lạnh lùng có thể khiến người nghe mất đi cảm hứng lắng nghe. Cử chỉ suồng sã có thể khiến người nghe không tôn trọng bạn; biểu đạt thiếu tự tin khiến người nghe nảy sinh sự nghi ngờ. Động tác hỗn loạn sẽ làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người nghe dành cho bạn; nét mặt quá nghiêm túc sẽ khiến cho người nghe có cảm giác ức chế, và căng thẳng.


Cơ thể cũng biết nói chuyện
Tác dụng của ngôn ngữ cơ thể trong quá trình giao tiếp không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt thông tin mà còn thể hiện ở sự phản hồi thông tin. Một người giỏi giao tiếp thì nhất cử, nhất động đều có thể tạo được hiệu quả trong quá trình truyền đạt thông tin, hơn nữa, họ sẽ nhận ra sự phúc đáp của đối phương, đồng thời, tạo ra phản ứng thích hợp từ ngôn ngữ cơ thể của đối phương.
Đặc biệt hơn, đôi khi lời nói ra từ miệng của đối phương không hẳn là điều đối phương nghĩ. Lúc này, bạn cần phải quan sát ngôn ngữ cở thể của họ mà đưa ra phán chính xác, hiểu được điều mà đối phương đang nghĩ. Vì vậy, người biết nói chuyện đồng thời cũng phải là người giỏi lắng nghe, giỏi quan sát.
Đôi khi, lắng nghe không chỉ là vận dụng đôi tai mà còn phải dùng tới con mắt quan sát xem đối phương muốn nói gì, từ đó, hồi đáp lại thông tin của đối phương, thể hiện bạn là người lịch sự, biết lắng nghe.
Mách nhỏ:
Đôi khi chúng ta không biết tại sao mình lại bị người khác ghét? Thực ra, nguyên nhân có thể không có gì to tát, mà chính những hành động nhỏ của bạn đã vô tình khiến cho đối phương có ác cảm.
- Khi nghe đối phương nói, dù thế nào đi chăng nữa cũng không được phân tán tư tưởng mà cần chuyên tâm lắng nghe.
- Trong lúc đối phương đang phát biểu ý kiến, tuyệt đối không được di chuyển ánh mắt từ người nói sang nơi khác.
Nếu muốn đến một chỗ khác lấy nước uống hay phải làm gì đó, hãy đợi tới lúc đối phương dừng lời, nếu không sẽ khiến cho đối phương cảm thấy không được tôn trọng. Đặc biệt, không nên cắt ngang sự tập trung khi đối phương đang nói tới cao trào của sự việc. Nếu bạn làm như vậy, sẽ rất dễ bị coi là người tùy tiện, không lịch sự.
- Khi nghe đối phương kể về chuyện khiến họ đau lòng, bạn có thể đưa tay ra nắm chặt lấy tya hoặc là vỗ nhẹ vào vai của đối phương, như vậy sẽ truyền đi thông tin "thông cảm" với họ, khiến họ tin tưởng và cảm kích trước tình cảm của bạn.


Bài viết cùng chuyên mục

Là phụ nữ, không nên nói xấu bạn bè, người thân

Là phụ nữ, chúng ta không nên nói xấu bạn bè, người thân, hay bất kỳ ai khác. Bởi đó là việc thể hiện mình là một người không có phẩm cách. ...

02/04/2020

Đừng bao giờ nhắm vào tính cách riêng của người khác.

Hãy tưởng tượng bạn là sếp. Bạn tự cho mình quyền phán xét tất cả mọi nhân viên. Bạn có quyền làm như thế, nhưng chỉ trên tính chất công việc. ...

23/02/2017

Hãy cho nhau cơ hội được giải thích

Rất nhiều sự việc trong cuộc sống mà tận mắt thấy, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã tương tự với những gì ta nghĩ và ứng xử với người khác. ...

22/12/2016

Hãy nghe giọng nói của chính mình

Nói chuyện cũng giống như chơi một bản nhạc hay, phải nhập tâm các nốt nhạc vào trong đầu, lúc cần nhanh sẽ nhanh, lúc cần chậm sẽ chậm, như vậy mới tấu lên được bản nhạc một cách thuần thục. ...

28/10/2016

Những cấm kỵ trong khi bày tỏ thái độ trong giao tiếp

Những biểu hiện, thái độ sau trong khi nói chuyện sẽ làm người ta chán ghét:

20/10/2016

Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể, ngoài trạng thái động còn có trạng thái tĩnh, trong đó, tư thế đứng và tư thế ngồi có liên quan mật thiết đến hoạt động giao tiếp giữa người với người. ...

19/10/2016

Ngôn ngữ nét mặt

Có những lúc rất khó có thể dùng ngôn ngữ để chuyển tải thông tin đến đối phương, bạn buộc phải mượn nét mặt để làm điều đó. Biết cách dùng nét mặt để thể hiện tâm trạng một cách chân thật nhất chính là cách giao tiếp uyển chuyển nhất. ...

19/10/2016

Body talk - Hãy để ngôn ngữ cơ thể thêm điểm cho quan hệ xã hội của bạn

Một sự truyền đạt thông tin = 7% ngôn ngữ + 38% ngữ âm + 55 biểu cảm.

19/10/2016