Những cấm kỵ trong khi bày tỏ thái độ trong giao tiếp
1. Vẻ mặt khinh khỉnh - Làm tổn thương lòng tự trọng của người nghe.
2. Thái độ lạnh nhạt - Khiến người nghe mất đi cảm hứng lắng nghe
3. Cử chỉ tùy tiện - Khiến người nghe coi thường
4. Vẻ mặt khúm núm - Khiến người nghe hoài nghi.
5. Khua chân múa tay - Làm lung lay lòng tin của người nghe
6. Vẻ mặt quá nghiêm túc - Khiến người nghe ức chế và căng thẳng.
Những lưu ý để tạo ra sức hút khi nói chuyện:
Làm thế nào để đối phương muốn nghe bạn nói và hiểu lời bạn nói? Hãy nắm chắc lấy hai lưu ý quan trọng dưới đây để cho lời nói của bạn được đói phương thấu hiểu:
1. Chân thành
Hãy nhớ lại, bạn đã bao giờ đối mặt với tình huống này chưa? Khi một người nào đó ăn nói rất khó nghe, bạn biết là họ đang nói mình, nhưng bạn lại không hề tức giận bởi bạn hiểu rằng, người đó đang đóng góp ý và nghĩ cho bạn, mong bạn sửa đổi để tốt hơn.
Những ai đã từng dám góp ý như vậy với bạn? Hẳn là cha mẹ, bạn thân thiết đúng không? Đó là bởi họ là những người luôn yêu thương và quan tâm đến bạn, luôn muốn bạn trở nên hoàn thiện hơn. Vì vậy, trước khi nói chuyện với người khác, trước tiên hãy để cho họ cảm nhận được thành ý của mình.
- Thái độ phải nghiêm túc, cử động cơ thể không nên quá thả lỏng, cũng không được quá tùy tiện.
- Mắt phải nhìn thẳng đối phương, kèm theo sự ấm áp càng tốt
- Tốc độ nói chuyện không nên quá nhanh, đủ cho đối phương hiểu được nội dung mà bạn nói.
2. Nhiệt tình
Nhiệt tình, không có nghĩa là phải nói nó, phải hoa chân múa tay, mà là khi bạn hiểu rõ những điều mà mình muốn bày tỏ, hãy dùng ánh mắt tự tin để trình bày tỉ mỉ cho đối phương nghe.
- Phải tự tin, bởi vì đến bản thân mình còn không tin tưởng vao những điều mình nói thì người nghe làm sao có thể có cảm hứng.
- Khi không tự tin, phải làm tốt công tác chuẩn bị, luyện tập vài lần cho thuộc những điều quan trọng muốn nói, để khi nói chính thức sẽ lưu loát hơn và khiến cho người nghe hứng thú hơn với những điều bạn nói.
- Dùng từ ngữ dễ hiểu, không nói những điều quá sách vở. Khi nói chuyện với đối phương tốt nhất không nên để họ cứ phải hỏi câu vừa rồi có ý nghĩa gì? Việc ngắt quãng vấn đề vừa nói để giải thích, sau đó mới quay trở lại chủ đề chính sẽ làm mất thời gian, khiến câu chuyện trở nên rời rạc. (Còn tiếp)
TĐCS
thông điệp cuộc sốngkỹ năng giao tiếpcấm kỵ trong giao tiếpđiều cần tránh trong giao tiếp