Hãy nghe giọng nói của chính mình

Hãy nghe giọng nói của chính mình
28/10/2016 Kỹ Năng Mềm

Khi nói chuyện với người khác, bạn đã bao giờ lắng nghe âm thanh của chính mình chưa? Giọng của bạn khi người khác nghe thấy sẽ như thế nào? Điều này không có nghĩa là bạn bắt buộc phải có giọng nói ngọt ngào hay du dương như những bản nhạc. Sự cao thấp của âm vực, giọng nói có trong hay khàn của mỗi người là khác nhau và có liên quan tới cấu tạo bẩm sinh của cơ thể chúng ta. Vì vậy, giọng nói ngọt ngào, du dương hay không, không quan trọng, âm vực không phải là điều then chốt quyết định giọng nói của bạn có rõ ràng hay không.
Phương pháp nghe giọng nói của chính mình
Muốn nghe giọng nói của chính bạn như thế nào khi nói chuyện với người khác, dùng máy ghi âm ghi lại giọng nói của mình là một phương pháp. Tuy nhiên, nó cũng không phản ánh được một cách chính xác giọng thật của bạn. Lúc này, bạn có thể thử một cách khác: Dùng hai tay bịt hai tai, lòng bàn tay ấn nhẹ tai, sau đó bắt đầu nói, lúc này có thể nghe rõ từng câu, thậm chí từng chữ mình nói.
Dùng biện pháp này, bạn có thể nghe rõ được giọng nói của chính mình là cao hay thấp, có rõ ràng hay không, thanh điệu có mềm mại không, có lau động lòng người không. Qua việc xác nhận lại giọng nói của mình, bạn sẽ tìm ra sai sót, đồng thời cũng itmf ra phương thức chỉnh sửa. Chỉ cần luyện tập thường xuyên thì cho dù không sở hữu chất giọng êm ái tự nhiên đi chăng nữa, bạn vẫn có thể khiến cho người nghe cảm thấy thoải mái.
Chớ làm "súng liên thanh" và "pháo cao xạ"
Nói quá nhanh, chẳng khác nào súng liên thanh nhả đạn thần tốc khiến đối phương chết mà chưa kịp biết tại sao mình chết, người nghe không rõ những điều bạn đang nói, họ không biết bạn nói gì. Bạn có khả năng nói nhanh không có nghĩa là người nghe cũng có khả năng nghe nhanh.
Mục đích của trò chuyện là khiến cho mọi người đều hiểu thông tin bạn muốn truyền đạt. Vì thế, bạn nên rèn luyện bản thân, khi nói chuyện phải biết khi nào cần nói nhanh, khi nào cần nói chậm, khiến cho âm thanh truyền đến tai người nghe một cách rõ ràng. Bạn nói câu nào, người nghe phải hiểu được câu ấy, không cần phải hỏi lại, bởi không phải ai cũng dám mạo muội yêu cầu bạn nói lại lần nữa.
Ở những nơi tương đối ồn ào như ra công cộng hoặc công trường đang thi công, tất nhiên là bạn phải nói to để đối phương nghe được rõ ràng, còn bình thường sẽ là không tốt khi bắn "pháo cao xạ" vào tai người khác. Con người khi nhất thời cao hứng sẽ đột nhiên nói to, nêu snhuw có nhiều người đang cùng ở trong phòng, giọng nói quá to của bạn có thể sẽ khiến những người còn lại thấy phiền phức; còn nếu như ở nơi công cộng sẽ khiến người nghe cảm thấy xấu hổ. Vì vậy tốt nhất là hãy luôn luôn nhắc nhở chính bản thân mình rằng, người bên cạnh không bị điếc.


Tấu lên bản hợp ca giao tiếp
Bây giờ thì bạn đã biết khi nói chuyện không nên nói quá nhanh hoặc quá to rồi, song điều này không có nghĩa là yêu cầu mỗi câu nói của bạn phải đều đều, không trầm không bổng, bởi như vậy sẽ khiến cho những người nói chuyện với bạn có cảm giác buồn ngủ.
Một bài hát từ đầu đến cuối chỉ có mỗi một giai điệu, hẳn sẽ làm bạn không thích nghe. Nói chuyện cũng giống như hát, cần phải có những nốt cao nốt thấp, cũng cần lên bổng xuống trầm để câu chuyện có hồn hơn.
Lên bổng xuống trầm là một phương pháp điều tiết âm thanh to nhỏ, mạnh, yếu, điều này cũng giống như bản nhạc có những nốt nhanh chậm khác nhau, nếu muốn nói hay và truyền cảm như một bản nhạc hòa tấu thì phải nhớ những nốt nhạc đó trong đầu. Hãy nhớ rằng lúc cần nhanh thì phải nhanh, lúc cần cao thì phải cao, lúc cần chậm thì phải chậm, lúc cần xuống thấp thì phải xuống thấp, khiến cho từng câu chữ kết hợp một cách hoàn mĩ không một chút sai sót, tấy lên một khúc ca lưu loát, thể hiện được trọn vẹn tâm trạng, cảm xúc của bản thân.
Có như vậy, lời nói của bạn mới tràn ngập cảm xúc, hấp dẫn người nghe.
Mách nhỏ với các bạn gái rằng, hãy thử lựa chọn một thần tượng được mọi người yêu thích, bắt chước thần thái nói chuyện của họ, bạn sẽ phát hiện ra sau một thời gian trải qua luyện tập, giọng nói và thần thái của bạn chắc chắn sẽ khác trước rất nhiều.

TĐCS

 

Bài viết cùng chuyên mục

Là phụ nữ, không nên nói xấu bạn bè, người thân

Là phụ nữ, chúng ta không nên nói xấu bạn bè, người thân, hay bất kỳ ai khác. Bởi đó là việc thể hiện mình là một người không có phẩm cách. ...

02/04/2020

Đừng bao giờ nhắm vào tính cách riêng của người khác.

Hãy tưởng tượng bạn là sếp. Bạn tự cho mình quyền phán xét tất cả mọi nhân viên. Bạn có quyền làm như thế, nhưng chỉ trên tính chất công việc. ...

23/02/2017

Hãy cho nhau cơ hội được giải thích

Rất nhiều sự việc trong cuộc sống mà tận mắt thấy, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã tương tự với những gì ta nghĩ và ứng xử với người khác. ...

22/12/2016

Những cấm kỵ trong khi bày tỏ thái độ trong giao tiếp

Những biểu hiện, thái độ sau trong khi nói chuyện sẽ làm người ta chán ghét:

20/10/2016

Sức ảnh hưởng của việc biết cách dùng ngôn ngữ cơ thể

Ấn tượng của con người có tới 77% đến từ ánh mắt, 14% đến từ đôi tai, 9% đến từ các giác quan khác. ...

20/10/2016

Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể, ngoài trạng thái động còn có trạng thái tĩnh, trong đó, tư thế đứng và tư thế ngồi có liên quan mật thiết đến hoạt động giao tiếp giữa người với người. ...

19/10/2016

Ngôn ngữ nét mặt

Có những lúc rất khó có thể dùng ngôn ngữ để chuyển tải thông tin đến đối phương, bạn buộc phải mượn nét mặt để làm điều đó. Biết cách dùng nét mặt để thể hiện tâm trạng một cách chân thật nhất chính là cách giao tiếp uyển chuyển nhất. ...

19/10/2016

Body talk - Hãy để ngôn ngữ cơ thể thêm điểm cho quan hệ xã hội của bạn

Một sự truyền đạt thông tin = 7% ngôn ngữ + 38% ngữ âm + 55 biểu cảm.

19/10/2016