Bạn có đủ tư cách làm cha mẹ không?
Ở đây, chúng tôi không nói về nhân cách, nhưng đa số sẽ gặp bất ổn khi nuôi con. Nếu trước khi sinh con, mỗi người đều có cơ hội nhìn lại bản thân, dù chỉ một lần, xem mình đã sẵn sàng làm cha mẹ hay chưa thì về sau, họ sẽ không phải hối hận vì quá vội vàng sinh con hoặc trải qua những mâu thuẫn trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Đương nhiên, tiêu chuẩn để trở thành cha mẹ với từng người sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, những điều "nhất định" phải có như sau:
1. Phải thích nghi với đời sống hôn nhân:
Hai con người có cuộc sống trước đây hoàn toàn khác nhau, giờ gặp nhau, cùng chia sẻ cuộc sống chung không phải là điều dễ dàng như ta vẫn nghĩ. Hơn nữa, người vợ còn phải tìm cách xây dựng tổ ấm, lo liệu việc đối nội - đối ngoại hai bên gia đình. Như vậy, người vợ phải thích ứng với những điều mới mẻ, bắt đầu từ việc nội trợ vặt vãnh đến những chuyện lớn nhỏ trong gia đình, đương nhiên là cả vấn đề kinh tế. Nếu người phụ nữ gặp người chồng có khuynh hướng gia đình, và được chia sẻ, giúp đỡ thì thật may mắn. Nhưng nếu ngược lại thì khi đứng trước chuyện nuôi dạy con cái, người mẹ phải dung hòa mọi thứ và tạo môi trường yên ổn để đứa trẻ được lớn lên trong bình an, thoải mái.
Nuôi nấng đứa con đầu lòng càng khó khăn gấp bội bởi đa số phụ nữ đều sinh và nuôi con đầu lòng trước khi thích ứng được với đời sống hôn nhân nên việc nuôi dạy chẳng khác nào gánh hòn đá tảng.
Trước tiên, mức độ thích ứng của người vợ được đánh giá qua mối quan hệ hòa hợp với chồng. Nếu xét từng việc nhỏ nhặt, tế nhị như ngủ cũng có thể đoán biết được mức độ hòa hợp với chồng ra sao. Mức độ giúp đỡ của người chồng trong công việc nhà cũng là vấn đề cần xem xét và phân tích. Cả những người vợ ở nhà nội trợ cũng cần chồng đỡ đần. Cần loại bỏ những suy nghĩ thông thường rằng phụ nữ không đi làm thì đương nhiên phải đảm đương tốt việc nội trợ song song với nuôi dạy con cái. Những người từng trải sẽ hiểu rõ rằng điều này không hoàn toàn theo ý muốn của họ.
Điều kiện kinh tế cũng rất quan trọng. Dù giá sữa - bỉm chỉ là một yếu tố nhỏ nhưng từ đó có thể nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình nuôi dạy trẻ những năm tháng đầu đời. Nếu kinh tế không đảm bảo, người mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và điều này dẫn đến áp lực, căng thẳng khi nuôi dạy con cái.
Mối quan hệ với gia đình nhà chồng là điều không thể phớt lờ.
Phương pháp nuôi dạy con thành công
2. Phải có hiểu biết cơ bản về trẻ em:
Hiểu trẻ chỉ bằng trái tim thôi thì chưa đủ, về mặt lý trí, bạn phải hiểu rõ quá trình trưởng thành của trẻ, đồng thời không ngừng quan sát và nắm bắt được tính cách, đặc tính của trẻ.
Khi xem xét ở lập trường của trẻ, điều quan trọng nhất với trẻ nhỏ là hình thành niềm tin đối với cuộc sống. Trẻ đạt được điều này ngay khi thỏa mãn những nhu cầu cơ bản. Nói một cách dễ hiểu, nếu được điều chỉnh đúng những nhu cầu mang tính sinh học như đói được uống sữa thì trẻ sẽ cảm nhận rằng "mình được yêu thương". Những suy nghĩ ấy rồi sẽ hình thành nên cảm giác tin tưởng vào cuộc sống.
Hãy ngồi xuống, bình tĩnh suy xét để tìm ra cách đối diện với trẻ. Nếu cha mẹ thúc ép và đối xử với trẻ chỉ bằng nhiệt tình trong trái tim thì ngay bây giờ hãy học cách để hiểu được trẻ bằng lý trí. Đó chính là thái độ của người mẹ vì đứa con yêu thương của mình.
3. Hãy xem xét mình có lòng vị tha hay không:
Dù có thích ứng được với đời sống hôn nhân hay không thì việc suy xét và thấu hiểu trẻ - nghĩa là bạn có lòng vị tha dành cho trẻ, cũng cho thấy sự trưởng thành của bạn về mặt tinh thần. Quan điểm "quên mình đi và dành tâm sức cho con" là điều rất quan trọng. Không biết điều này có bị cho là lạc hậu hay không nhưng tôi chắc chắn rằng nuôi dạy con cái là việc đòi hỏi sự tận tâm không hề nhỏ.
Nếu muốn nuôi dạy con tốt thì việc chăm sóc trẻ phải thực sự là niềm vui. Tuy nhiên có quá nhiều người lại không nghĩ như vậy. Người mẹ đừng dằn vặt về những đổi thay tự nhiên như vóc dáng xấu đi, hay sức hấp dẫn giảm sút vì con...cần chấp nhận vóc dáng của bản thân bằng tình yêu dành cho con cái.
Lòng vị tha dành cho con không phải là thứ xuất hiện trong chốc lát. Người ta nói rằng tình cảm là thứ tự nảy sinh nhưng nó sẽ ngày càng sâu đậm hay nhạt nhòa còn tùy vào nỗ lực của chúng ta. Người làm mẹ cần không ngừng nhận thức và chăm chút tình yêu dành cho con trẻ.
Trong việc nuôi dạy con cái, không có cái gọi là luyện tập. Dù bạn nhận ra rằng mình đã có lỗi với con thì cũng không thể làm lại được. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn phạm lỗi thì cách duy nhất để cứu vãn tình huống này là ôm lấy con và xoa dịu vết thương cho bé. Nhưng hơn hết, ngay từ đầu, cha mẹ cần cố gắng không gây ra tình huống đó. Việc đánh giá tư cách trở thành cha mẹ của mỗi quý vị rất quan trọng.
Vì thế, trước khi hứa hẹn sẽ nuôi dạy con tốt, hãy tự nhìn lại xem tư cách làm cha mẹ, bạn đã chuẩn bị được những gì và tạo ra môi trường sống thế nào để cho các con phát triển, hoàn thiện nhân cách và thành công trong tương lai.
TĐCS
phuong phap nuoi day con thanh congCách nuôi dạy con đúng đắnnuoi con dung cach