Đứa trẻ như thế nào thì thành công trong tương lai?
Ý thức về cái tôi chính là sự tự nhận biết mình là ai dựa trên sự tổng hợp của cảm giác nội tâm về cá nhân, về bản ngã và những nhận định, đánh giá bên ngoài. Điều này đòi hỏi khả năng tự chủ, không để bản ngã của mình chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Người có đ ược khả năng này dù ở một mình cũng không cảm thấy đơn độc, không những không xâm phạm đời tư của người khác mà còn trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc.
Hơn nữa, người ý thức cao về cái tôi biết nhìn nhận bản thân bằng con mắt khách quan. Họ có khả năng nhanh chóng tìm ra việc mà bản thân mong muốn. Dĩ nhiên cũng không có gì để bàn cãi khi cho rằng đây là con đường tắt của sự thành công trong xã hội tương lai.
Vì vậy, tôi muốn các con của mình lớn lên sẽ trở thành người có ý thức rõ ràng về cái tôi. Tuy nhiên, cái gọi là ý thức về cái tôi không phải là chuyện một sớm một chiều mà có thể đạt được. Nó không được tạo ra từ nền giáo dục ép buộc và lấy việc học thuộc lòng làm chính yếu. Cái tôi là điều trẻ nhận được một cách khó khăn và muộn màng thông qua cả một quá trình, bắt đầu từ giây phút được sinh ra, biết đến mẹ, biết đến thế giới qua người mẹ rồi bước ra va chạm với cuộc đời, vượt qua vô vàn thất bại và nản lòng.
Ý thức về cái tôi của trẻ nhỏ dần có được qua ký ức về những va chạm với cuộc sống, những lỗi lầm và bài học mà chúng rút ra. Trẻ nhìn lại chính mình và hình thành bản ngã qua việc nhận ra rằng “điều này là không được, đây không phải là cách hợp với mình”. Nói một cách dễ hiểu là, trẻ bị vấp ngã nhiều bao nhiêu thì ý thức về bản thân càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ chúng ta lại không cho trẻ cơ hội được thỏa thích trải nghiệm và thất bại mà chỉ thúc ép trẻ theo con đường an toàn duy nhất mà những người khác đang đi.
Phương pháp nuôi dạy con thành công
Điều đó đã gây nên những kết quả như hiện nay. Trẻ em phải học hành “trối chết” theo sự bắt buộc của cha mẹ và nhà trường để vào được đại học, rồi lại đau đầu về ý nghĩa sự tồn tại của bản thân và ý thức về bản ngã. Trước đó, mọi thứ thuộc về cá nhân của trẻ đều bị lấy đi và trẻ sống một cách thụ động, vậy thì đương nhiên trẻ sẽ loay hoay, luẩn quẩn khi phải tìm lại chính mình. Vào lúc phải nghiêm túc suy nghĩ và lo lắng về ý nghĩa thực sự của cuộc đời hay về phương hướng sống, trẻ lại vấp phải vấn đề mang tên “sự thiết lập ý thức về cái tôi” một cách muộn màng và trở nên lúng túng.
Đối với trẻ, chỉ cần tìm thấy đúng điều mình thích đã được xem là thành công một nửa. Nhưng để tìm được “đúng” thì cần thời gian lâu dài và thử nghiệm nhiều phương pháp. Cha mẹ không thể làm điều này thay trẻ, tuyệt đối không nóng vội và cũng đừng thúc ép trẻ.
Ngược lại, hãy nhìn nhận lại vấn đề nếu như trẻ quá tuân theo ý muốn của cha mẹ. Những trẻ mà sai gì làm đó, thiếu khả năng tự quyết khó có thể thích ứng được với xã hội. Điều này cũng có nghĩa là trẻ thiếu ý thức về cái tôi.
Những người có ý thức nổi trội về cái tôi sau này sẽ dễ dàng thành công. Vì vậy từ bây giờ, việc cha mẹ phải làm là không ngừng dành thời gian và kiên trì quan sát xem điều trẻ thực sự muốn là gì để việc xác lập ý thức về cái tôi của trẻ không trở nên muộn màng hơn nữa vì bất cứ lý do gì.
TĐCS
phuong phap nuoi day con thanh congNuôi dạy con đúng cách