Khen - chê và sự kỳ vọng của bố mẹ dành cho con.
Khen và mắng con tưởng chừng như là đối lập. Nhưng thực tế không hẳn là vậy. Nếu như bạn khen con quá nhiều, hay nói cách khác là lời khuyên trở nên dễ dàng có được và cảm giác thừa thãi thì có thể lại gây ra căng thẳng cho con trẻ. Chúng ta khen con quá nhiều vô tình làm cho trẻ có suy nghĩ: "Làm thế này sẽ được khen, làm khác đi sẽ không được khen mà sẽ bị mắng". Như vậy, lời khen lúc đó của các bậc cha mẹ trở nên dư thừa và lúc đó lại không hề có lợi cho trẻ nữa.
Nhưng mặt khác, mắng trẻ sẽ làm cho con tổn thương rất lớn, sẽ gây cho trẻ cảm giác rằng bố mẹ không yêu mình, không hiểu mình. Lúc đó, bố mẹ hãy ngồi lại, nói chuyện để con hiểu được rằng: Bố mẹ luôn nghĩ những điều tốt đẹp nhất cho con, nên những gì con làm không đúng, không hay sẽ bị bố mẹ mắng. Trường hợp này thì không phải cứ khen là tốt, mắng là không tốt. Điều quan trọng ở đây là biết khen và phạt đúng lúc, vừa phải. Nhưng để cân bằng được hai việc này là điều không hề dễ dàng đối với các bậc cha mẹ.
Đừng kỳ vọng quá nhiều vào con!
Là cha mẹ, ai cũng có những kỳ vọng với những đứa trẻ của mình, như: muốn con thi vào trường A, muốn con sẽ trở thành người thế này, thế kia...Xét ở một góc độ nào đó thì những kỳ vọng đó thể hiện tình cảm, sự yêu thương dành cho con cái, nhưng nếu những sự kỳ vọng đặt lên vai con là quá lớn thì sẽ là một áp lực không nhỏ đối với con trẻ.
Sự phát triển tư chất và năng lực của trẻ cũng tùy vào từng trường hợp và tình trạng của những lúc áp lực mà có sự khác biệt. Những kỳ vọng, mong muốn quá lớn cũng có thể xem như là sự phủ định, phủ nhận đối với trẻ. Trẻ không được bố mẹ ghi nhận nỗ lực, phủ nhận bản thân và không thừa nhận mình. Khi đó thì sự kỳ vọng lại là một điều gì đó không phải là tình yêu thương nữa. Những sự khích lệ của bố mẹ là điều quan trọng. Khích lệ
chứ không phải là áp đặt và kỳ vọng quá lớn!
Phải chăng là chúng ta đang khen ngợi hay la mắng trẻ vì sự kỳ vọng quá lớn hay sao?
Con trở thành đứa trẻ như mong muốn -> chúng ta khen ngợi con. Khi con trở thành đứa trẻ không như chúng ta mong muốn -> chúng ta la mắng con. Đây có phải là lý do của sự la mắng và khen ngợi không?
Cho nên, những mong muốn của các bậc cha mẹ lên con cái cần có chừng mực. Đừng bắt con cái trở thành bản sao của cha mẹ bằng việc bắt chúng cố gắng làm những việc mà mình cho là đúng, là tốt theo ý chủ quan của mình. Những đứa trẻ phải sống trong tình trạng lúc bị la mắng, lúc lại được khen chỉ để làm sao hài lòng cha mẹ quả thật rất đáng thương. Đó không phải là tình yêu thương, đó chẳng qua là chỉ sự ích kỷ của người lớn và thỏa mãn sự ích kỷ của người lớn mà thôi.
TĐCS
-